Đăng nhập

Cổng TTĐT Thị trấn Gia Lộc - Huyện Gia Lộc

23/4/2023  |  English  |  中文

Di tích, danh thắng - Thị trấn Gia Lộc


Đền Cuối (thôn Hội xuyên cũ) thờ thành hoàng An Nghĩa Đại Vương Nguyễn Chế Nghĩa, mất ngày 27/8 âm lịch theo triệu Phong thứ nhất (1341) thọ 76 tuổi. Theo sử sách, ông là người có công phò nhà Trần đánh quân Nguyên Mông, được vua gả cho công chúa Nguyệt Hoa. Cùng phối thờ với An Nghĩa Đại Vương là vợ công chúa Nguyệt Hoa và con là công tử Sùng Phúc.

Ngôi đền và chùa tại khu dân cư số 7 hiện nay là khu đất cổ trạch, khi gia đình về quê Nguyễn Chế Nghĩa đã lập phủ đệ ở đất này. Khi ông mất, nhân dân địa phương đã lấy ngay phủ đệ này làm cuối miếu thờ An Nghĩa Đại Vương Nguyễn Chế Nghĩa đồng thời cùng thời gian đó dựng chùa Nghiêm Quang ngay cạnh Cối Miếu. Giếng Bung ở khu dân cư số 7, Đình và Giếng đại liêu ở khu dân cư số 8 từ năm 1986 đến nay cũng được nhân dân nhiều lần phục hồi xây dựng lại nhằm lưu giữ nét văn hóa của cha ông để lại.

Đình làng Vĩnh Dụ (làng Giỗ) nay là đình Phương Điếm thờ một vị thiên thần hiệu là Dương cảnh thành hoàng, thường gọi là Đức bản thổ long thần và thần hoàng làng An Nghĩa Đại Vương Nguyễn Chế Nghĩa cùng vợ là công chúa Nguyệt Hoa và con là công tử Sùng Phúc. Năm 1951 thực dân Pháp xây dựng phốt và chi khu quân sự Phương điếm, đình bị giặc phá, năm 1957 được nhân dân xây dựng lại và đưa bài vị Thượng thư tiến sĩ Đỗ Quang, người con quê hương, chí thức yêu nước, có công trong những ngày đầu chống thực dân Pháp xâm lược nước ta vào phối thờ trong Đình Phương Điếm.

Thị trấn Gia Lộc có 2 di tích được nhà nước cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1989 gồm di tích:  di tích“Mộ Đỗ Quang - Đình Phương Điếm" và di tích “ Đền Cuối và khu lăng mộ Nguyễn Chế Nghĩa".

Vào những ngày kỵ nhà thánh An Nghĩa Đại Vương Nguyễn Chế Nghĩa, tết Nguyên đán các hộ trong làng đều có lễ vật ra Đền, Đình dâng tấu thành hoàng làng, ngày lỵ nhà thánh được địa phương tổ chức vào các ngày 26,27,28/8 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội quang trọng nhất của địa phương thu hút sự tham gia đông đảo của người dân ở các phần: rước, tế lễ và hội. Đặc biệt đánh thó là đặt trưng của lễ hội nhằm biểu dương tinh thần thượng võ được truyền lại từ An Nghĩa Đại Vương Nguyễn Chế Nghĩa thế kỷ XIII.​